Beat box là loại hình thứ năm của hiphop. Đa phần teen Việt chỉ biết hiphop là nhảy (dance) mà ít người biết rằng hiphop thực sự có đến 5 loại hình: Mc, DJ, Graffity, Dance và Beat box. Tuy còn rất mới mẻ ở Việt Nam nhưng Beat box khiến các teen Việt mê tít. Một trong những người đầu tiên có công đưa loại hình nghệ thuật này giới thiệu cho các teen là Nguyễn Minh Kiên (sinh viên năm thứ 2 trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội).Beat box có gì mà đặc biệt? Beat box được hiểu như là sự giả lập (mô phỏng) âm thanh của bộ gõ bằng miệng. Beat boxer có khả năng đặc biệt để mô phỏng lại âm thanh của tiếng trống điện tử, trống cơ, ghi ta điện…hay những kĩ thuật cao hơn và “khó nhằn” hơn như giả lập lại âm thanh kết hợp giữa vừa trống vừa hát, vừa đàn vừa hát…Trên thế giới, môn nghệ thuật Beat box phát triển khá mạnh, có hẳn hiệp hội Beat box đứng ra tổ chức các cuộc thi tài hàng năm. Nhiều Beat boxer đã thành công trong việc chinh phục tai nghe khó tính của các hip hop fan và đi vào huyền thoại của môn nghệ thuật này như ông vua tiếng động Razel, ca sĩ Justin Timberlake…
Tìm ra lối đi riêngHiện nay Beat box còn khá mới lạ đối với các hiphop fan Việt Nam và số lượng Beat boxer Việt chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Minh Kiên theo đuổi môn nghệ thuật Beat box từ khi còn học cấp 2. Vốn là fan cuồng nhiệt của Michael Jackson, Kiên luôn bắt chước lại giai điệu và tiết tấu trong các bài hát của thần tượng bằng miệng. Lúc đó Kiên hí hửng tưỏng là mình đã nghĩ ra một nghệ thuật mới nhưng đến khi xem live show cua N ‘SYNC biểu diễn và thấy Justin Timberlake cũng làm giống mình thì mới biết đấy là Beat box, đã có từ rất lâu trên thế giới. Chính vì beat box còn quá mới lạ ở Việt Nam và chưa có nơi nào dạy môn này nên Kiên thường xuyên phải lên mạng xem Beat box và học tập các đàn anh như Razel... Tám năm trời luyện tập, không thầy hướng dẫn, tất cả nhờ vào niềm đam mê mà Minh Kiên đã tìm ra lối đi riêng của mình.
Kiên đã từng mở lớp dạy về Beat box ở Cung thiếu Việt Xô với mong muốn truyền đạt lại cho các teen yêu thích môn nghệ thuật mới này. Và kết quả là hai trong số các học viên “thụ giáo” “thầy” Kiên năm đó nay đã trở thành bạn diễn cùng Kiên. Thỉnh thoảng ba anh em lại diễn chung, Minh Kiên thường phụ trách giả lập tiếng xước đĩa của DJ (Scratch) còn hai bạn kia có “trọng trách” mô phỏng tiếng trống và tiếng nhạc. Khi ba âm thanh hòa trộn cùng nhau tạo thành bản nhạc hoàn chỉnh các khán giả tuổi teen bị “hút hồn” .
http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/Library/Images/19/2007/07/BeatBox-1.gifKiên kể say sưa về những chuyến đi lưu diễn các tỉnh, với phần biểu diễn độc đáo cộng thêm ngoại hình “good looking” đã giúp Kiên chiếm trọn tình cảm của các khán giả teen. Bật mí chút nhé, chàng Beat boxer của chúng ta 20 tuổi, “ dễ xương” cực kỳ, sở hữu chiều cao thuộc hàng “hươu cao cổ” 1m78, không chỉ vậy Kiên còn nhảy “Micheal Jacson” cừ khôi và hát cũng hay không kém.
Tai nạn nghề nghiệp cũng không ít, Kiên tâm sự “Beat boxer cũng giống như ca sĩ sợ nhất là bị viêm họng. Một lần đi diễn ở sân vận động Đà Lạt, gió thổi hun hút, đang diễn thì mình bị ho, may mà kìm lại được chứ đang giả tiếng trống mà ho ầm vào mic thì buồn cười lắm”. Trên thế giới, beatbox rất phổ biến nhưng ở Việt Nam thì rất ít người biết. Minh Kiên kể lại “Trước khi mình biểu diễn luôn phải có MC giới thiệu thế nào là Beat box cho khán giả hiểu và trong khi biểu diễn nhiều lúc phải bỏ mic và làm theo giai điệu mà khán giả yêu cầu thì lúc đây họ mới tin”
Bạn có trở thành một Beat boxer được không? Hoàn toàn có thể. Chỉ cần bạn có đam mê thật sự và một chút năng khiếu thôi. Theo Kiên “Tập beatbox không quá khó, chỉ cần mô phỏng đúng giai điệu và tiết tấu thì tiếng tặc lưỡi của chúng ta cũng được coi là Beat box”.
Nếu muốn trở thành một Beat boxer chuyên nghiệp thì phải học qua 3 bước cơ bản. Bước 1: bạn giả lập âm thanh tiếng trống gồm 3 âm chính là Kick drum (mím môi, để hơi qua kẽ răng nhưng không được cho hơi qua nhiều như khi nói. Đây là âm mô phỏng tiếng bàn đạp trống cơ và là âm dễ học nhất), Snare drum (làm tương tự như Kick drum nhưng âm vực cao hơn), Hihats (Đây là âm mô phỏng tiếng cheng, để làm được âm này bạn cần đặt lưỡi ở giữa hai hàm răng giống như đang phát âm từ “them” trong tiếng Anh vậy).
Bước 2: Bạn vừa mô phỏng nhạc vừa mô phỏng tiếng trống kết hợp với giai điệu.
Bước 3: Bạn vừa hát vừa mô phỏng tiếng trống. Đây là bước cuối cùng đòi hỏi bạn phải dày công khổ luyện nhất và được coi là kỹ thuật “gây sốc” đối với khán giả.
Kiên luôn mong muốn Beat box sẽ phát triển hơn ở Việt Nam, được nhiều bạn trẻ biết đến và có các trường lớp chuyên nghiệp đào tạo.http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/Library/Images/19/2007/07/Kien1.jpg
Hãy nhấn vào đây để thưởng thức Beat box của Minh Kiên:
http://www.nhacvietplus.com.vn/vn/videoclip/chitiet/209/index.aspx